CHUẨN ĐẦU RA
NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
I. NGÀNH
1. Tên ngành đào tạo: Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông
2. Mã ngành: 7520207
3. Trình độ đào tạo: Đại học (cấp bằng Kỹ sư)
4. Chuẩn đầu ra:`
Sau khi tốt nghiệp Chương trình đào tạo Kỹ sư ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, người học sẽ đạt được chuẩn đầu ra như sau
4.1. Chuẩn về kiến thức
(1) Hiểu biết và vận dụng được các kiến thức về Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, có hiểu biết về pháp luật Việt nam; Hiểu biết về an ninh quốc phòng; Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện thể chất.
(2) Có khả năng áp dụng các kiến thức về toán - tin học, khoa học cơ bản, kỹ thuật cơ sở vào học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông;
(3) Có khả năng nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ mới, nắm vững các kỹ thuật phân tích, thiết kế hệ thống trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông, tích hợp hệ thống, xây dựng phần mềm hệ thống.
(4) Có khả năng thiết kế, chế tạo linh kiện tích hợp, mạch điện với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường; lập trình cho FPGA, PLC, hệ thống nhúng, thiết bị di động, máy tính công nghiệp, hệ thống giao thông thông minh (ITS), y tế, hệ thống tự động hóa sản xuất trong công nghiệp, robot, IoT; xử lý tín hiệu: y sinh, âm thanh, hình ảnh, tọa độ dẫn đường, …
(5) Có khả năng thiết kế, chế tạo, triển khai lắp đặt, vận hành bảo dưỡng các hệ thống, mạng thông tin: Mạng truyền dẫn cáp quang, mạng thông tin di động, thông tin vệ tinh, mạng thông tin trong giao thông vận tải, hệ thống thông tin trong doanh nghiệp, hệ thống truyền thông đa phương tiện,…
(6) Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông và Công nghệ thông tin.
4.2. Chuẩn về kỹ năng
(1) Có kỹ năng phân tích, tổng hợp và vận dụng các kiến thức đã tích lũy để nhận biết, đánh giá và đề ra các giải pháp thích hợp cho các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực Điện tử - Viễn thông.
(2) Có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lập dự án, thiết kế chế tạo, tích hợp hệ thống, tổ chức thi công, vận hành và bảo trì bảo dưỡng các hệ thống Điện tử - Viễn thông. Có khả năng nghiên cứu tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông.
(3) Có kỹ năng độc lập và tự chủ trong việc giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn;Có kỹ năng đọc hiểu về kiến thức chuyên môn; viết báo cáo kỹ thuật; trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo.
(4) Kỹ năng tư duy hệ thống, làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống.
(5) Có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp ngoại ngữ đạt trình độ bậc 3 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có khả năng ngoại ngữ chuyên ngành để hiểu các văn bản có nội dung gắn với chuyên môn được đào tạo.
4.3. Chuẩn về thái độ
(1) Phẩm chất đạo đức cá nhân: Có trách nhiệm với các quyết định của cá nhân, chính trực; Có ý thức làm việc chăm chỉ, sáng tạo; Có ý thức tiết kiệm; Có khả năng tự tiếp thu kiến thức nghề nghiệp và học tập suốt đời.
(2) Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Có trách nhiệm với các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp; Có hành vi và ứng xử chuyên nghiệp; Chủ động, sáng tạo trong các hoạt động nghề nghiệp.
(3) Phẩm chất đạo đức xã hội: Có ý thức tuân thủ pháp luật; Có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội; Có tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ đồng nghiệp và công đồng; Có tinh thần đấu tranh cho lẽ phải; Sẵn sàng chấp nhận rủi ro, hy sinh vì lợi ích của xã hội, cộng đồng.
5. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo
(1) Chuẩn CDIO.
(2) Chuẩn ABET.
(3) Một số chương trình đào tạo của các trường đại học có uy tín về Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông tại Việt Nam và trên thế giới.
(4) Công văn số 2196/BGDĐT-GDDH ngày 22/4/2010 về việc hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. CÁC CHUYÊN NGÀNH
Chuyên ngành 1
1. Tên chuyên ngành: Kỹ thuật Thông tin và Truyền thông
Chuyên ngành 2
1. Tên chuyên ngành:Kỹ thuật Viễn thông
Chuyên ngành 3
1. Tên chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử và Tin học công nghiệp
2. Mã chuyên ngành: 7520207.03
3. Chuẩn đầu ra chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử và Tin học công nghiệp
(1) Có trình độ chuyên sâu, có kỹ năng thực hành, phát hiện và giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực điện tử, vi điện tử và điều khiển hệ thống.
(2)Có khả năng thiết kế, chế tạo các hệ thống điện tử, điều khiển và chuyển giao công nghệ.
(3) Biết ứng dụng, triển khai các công nghệ tiên tiến của lĩnh vực điện tử - vi điện tử vào lao động sản xuất, đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.
(4) Có khả năng cập nhật kiến thức và tự nâng cao trình độ.
(5) Có khả năng tham gia đào tạo cán bộ kỹ thuật về Kỹ thuật điện tử.
4. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp
(1) Các trung tâm khoa học công nghệ, các nhà máy xí nghiệp công nghiệp: nhà máy luyện cán thép, nhà máy nhiệt điện - thuỷ điện, nhà máy xi măng, nhà máy đóng tàu, ôtô,.., hoạt động trong các lĩnh vực điện tử công nghiệp, giao thông vận tải.
(2) Công ty trong nước, liên doanh với nước ngoài, quốc tế về lĩnh vực sản xuất công nghiệp và điện tử, trong đó có lắp đặt, chế tạo, sửa chữa các thiết bị điện tử như: thiết bị di động, thiết bị điện tử dân dụng, thiết bị điện tử công nghiệp,...
(3) Các cơ sở Y tế: sinh viên tốt nghiệp có thể vận hành, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị y tế.
(4) Ngoài ra sinh viên tốt nghiệp có thể giảng dạy tại các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học; có thể công tác tại các Viện nghiên cứu….
5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
(1) Có khả năng học tập lên trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong nước và ngoài nước theo ngành đã được đào tạo;
(2) Có khả năng học mở rộng kiến thức ở các ngành khác.