TIẾN SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

Tên ngành đào tạo:      KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

Tên tiếng Anh:              Electronics Engineering

Mã ngành:                     9520203

Trình độ đào tạo:         Tiến sĩ

Thời gian đào tạo:        3 năm với ngành có bằng Thạc sĩ phù hợp; 4 năm với ngành có bằng Đại học phù hợp.

 

I. Mục tiêu

Chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Kỹ thuật điện tử nhằm đào tạo ra những Tiến sĩ có kiến thức chuyên ngành sâu, rộng trong lĩnh vực Kỹ thuật điện tử; có khả năng phát hiện, phân tích và giải quyết vấn đề hoặc đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học mang tính chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn, bằng khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; có năng lực lãnh đạo, quản lý nhóm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mới; có trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và ý thức học tập suốt đời.

II. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Nhóm

CHUẨN ĐẦU RA

Ghi chú

1. Nhóm kiến thức

CĐR 1.1

Có kiến thức cốt lõi, nền tảng, nắm rõ và vận dụng các kiến thức tổng quan; phân tích được các vấn đề còn tồn tại và đưa ra được phương hướng giải quyết vấn đề trong lĩnh vực Kỹ thuật điện tử.

 

CĐR 1.2

Có kiến thức tiên tiến, chuyên sâu để định hướng giải quyết vấn đề cho hướng nghiên cứu trong lĩnh vực Kỹ thuật điện tư

 

CĐR 1.3

Có kiến thức về tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới như đề xuất giải pháp, thiết kế, xây dựng cũng như đánh giá giải pháp công nghệ mới của hệ thống điện tử.

 

CĐR 1.4

Có kiến thức về quản trị tổ chức để đảm báo quá trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới được thực hiện một cách hiệu quả, sáng tạo.

 

2. Nhóm kỹ năng

CĐR 2.1

Có kỹ năng phân tích, tổng hợp và vận dụng các kiến thức đã tích lũy để nhận biết, đánh giá và đề ra các giải pháp thích hợp cho các vấn đề có tính mới liên quan tới lĩnh vực Kỹ thuật điện tử.

Có khả năng tham gia các trải nghiệm kỹ thuật, thí nghiệm, thực hành, từ đó khám phá mở rộng tri thức, đưa ra những kiến thức hay giải pháp mới.

Có kỹ năng tư duy hệ thống.

 

CĐR 2.2

Có trách nhiệm với các quyết định của cá nhân, chính trực.

Có ý thức làm việc chăm chỉ, sáng tạo.

Có ý thức tiết kiệm.

Có khả năng tự tiếp thu kiến thức nghề nghiệp và học tập suốt đời.

Có trách nhiệm với các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp.

Có hành vi và ứng xử chuyên nghiệp.

Chủ động, sáng tạo trong các hoạt động nghề nghiệp.

Có kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch và thực hiện.

Làm việc độc lập và tự chủ.

 

CĐR 2.3

Có ý thức tuân thủ pháp luật.

Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng và xã hội.

Có tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ đồng nghiệp và cộng đồng.

Có tinh thần đấu tranh cho lẽ phải.

Sẵn sàng chấp nhận rủi ro, hy sinh vì lợi ích của xã hội, cộng đồng.

 

CĐR 2.4

Có kỹ năng thành lập nhóm nghiên cứu hoặc tạo giải pháp và tổ chức hoạt động nhóm trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử.

Có khả năng hợp tác, chia sẻ tài nguyên, kiến thức trong nhóm.

Có khả năng chấp nhận khác biệt, lắng nghe và thảo luận để tìm ra giải pháp, kiến thức mới.

Có kỹ năng lãnh đạo một nhóm chuyên môn, tập trung các giải pháp trong lĩnh vực điện tử. Có khả năng hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ và khả năng quản lý, đánh giá, cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp.

 

CĐR 2.5

Giao tiếp với giáo viên hướng dẫn hiệu quả và đúng tiến độ thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống. Có kỹ năng đọc hiểu về kiến thức chuyên môn; viết báo cáo kỹ thuật; trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo. Có kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức trong các lĩnh vực chuyên môn.

 

CĐR 2.6

Nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp ngoại ngữ đạt trình độ chuẩn ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho bậc Tiến sĩ. Trình bày được công trình khoa học tại Hội thảo, Chuyên đề ,… bằng ngoại ngữ khác.

 

3. Nhóm Mức tự chủ và trách nhiệm

CĐR 3.1

Có nhận thức về xã hội và những ảnh hưởng của nó đến lĩnh vực kỹ thuật điện tử. Có khả năng sáng tạo tri thức mới.

Có khả năng thương mại hóa sản phẩm dựa trên các giải pháp cho vấn đề kỹ thuật điện tử.

 

CĐR 3.2

Có khả năng nghiên cứu và đưa ra ý tưởng về hệ thống sử dụng công nghệ mới trong lĩnh vực điện tử, đặc biệt phục vụ giải pháp kỹ thuật cho các doanh nghiệp.

 

CĐR 3.3

Có khả năng tự đưa ra ý tưởng, giải pháp và hệ thống kỹ thuật hiện đại phục vụ ứng dụng trong đời sống xã hội và dẫn dắt những người khác thực hiện.

 

CĐR 3.4

Có khả năng phán quyết và ra quyết định mang tính chuyên gia về một vấn đề chuyên môn thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện tử

 

CĐR 3.5

Quản lý nghiên cứu và có trách nhiệm cao trong việc học tập để phát triển tri thức chuyên nghiệp, kinh nghiệm và sáng tạo ra ý tưởng mới và quá trình mới.

 

III. Khung chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Kỹ thuật điện tử

III.1 Các khối kiến thức

STT

Các khối kiến thức

Khối lượng học tập (Tín chỉ)

Nghiên cứu sinh có bằng
thạc sĩ

Nghiên cứu sinh có bằng đại học
loại giỏi (A3)

Ngành đúng (A1)

Ngành gần (A2)

I

Các học phần bổ sung

0

4

30

II

Các học phần ở trình độ tiến sĩ

12

12

12

1

Các học phần bắt buộc và tự chọn

6

6

6

2

Chuyên đề tiến sĩ

6

6

6

III

Luận án tiến sĩ

90

90

90

 

Tổng số tín chỉ

102

106

132

III.2 Khung chương trình đào tạo

TT

Mã học phần

Tên học phần

Khối lượng

Tổng số tín chỉ

Cấu trúc học phần

LT

(tiết)

BT/ TL (tiết)

TH/TN/BTL (tiết)

I

Học phần bổ sung

4

 

 

 

 

1

MR.EE4.001.2

Thiết kế mạch tích hợp

2

2(24;12;0)

24

12

 

2

MR.EE4.005.2

Mạng Nơ ron và ứng dụng

2

2(24;12;0)

24

12

 

II

Học phần Tiến sĩ

6

 

 

 

 

 

Phần bắt buộc

2

 

 

 

 

1

D.EE6.001.2

Phương pháp viết báo cáo khoa học

2

2(24;12;0)

24

12

 

 

Phần tự chọn (chọn 2 học phần)

4

 

 

 

 

2

D.EE6.002.2

Xử lý tín hiệu phi tuyến

2

2(24;12;0)

24

12

 

3

D.EE6.003.2

Thiết kế mạch tích hợp thông minh

2

2(24;12;0)

24

12

 

4

D.EE6.004.2

Mạng cảm biến và đa chặng không dây

2

2(24;12;0)

24

12

 

5

D.EE6.005.2

Các hệ thống vi cơ điện tử tiên tiến

2

2(24;12;0)

24

12

 

6

D.EE6.006.2

Điện tử hữu cơ

2

2(24;12;0)

24

12

 

7

D.EE6.007.2

Kỹ thuật nhận dạng mẫu

2

2(24;12;0)

24

12

 

8

D.EE6.008.2

Mạng truyền thông công suất thấp trong hệ thống IoT

2

2(24;12;0)

24

12

 

9

D.EE6.009.2

Các chủ đề mới trong Kỹ thuật điện tử

2

2(24;12;0)

24

12

 

10

D.EE6.010.2

An toàn và bảo mật phần cứng

2

2(24;12;0)

24

12

 

III

Các chuyên đề Tiến sĩ

6

 

 

 

 

1

D.EE6.011.2

Chuyên đề tổng quan

2

 

 

 

 

2

D.EE6.012.2

Chuyên đề nghiên cứu khoa học 1

2

 

 

 

 

3

D.EE6.013.2

Chuyên đề nghiên cứu khoa học 2

2

 

 

 

 

IV

Luận án Tiến sĩ

90

 

 

 

 

1

D.EE6.014.90

Luận án Tiến sĩ

90

 

 

 

 

Tổng cộng

106

 

 

 

 

 

IV. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp

Tiến sĩ ngành Kỹ thuật điện tử có thể đảm nhiệm các công việc nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu. Tiến sĩ Kỹ thuật điện tử có thể làm việc về nghiên cứu, phát triển sản phẩm tại các tập đoàn điện tử trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, tiến sĩ ngành Kỹ thuật điện tử cũng có thể tham gia công tác quản lý, tư vấn, v.v... trong các cơ quan quản lý nhà nước hoặc các doanh nghiệp cũng như tham gia trực tiếp vào các quá trình ra quyết định có liên quan đến các lĩnh vực Điện tử cũng như các lĩnh vực có liên quan khác.